Giải Đáp: Những Biểu Hiện Của Móng Tay Nói Lên Điều Gì ?

giai dap nhung bieu hien mong tay noi len dieu gi

Có thể nói 90% chị em phụ nữ thích làm đẹp móng tay/chân nhưng lại bỏ quên cách chăm sóc móng tay và chân cũng là một trong những cách làm đẹp hiện nay. Thế nhưng, việc chăm sóc móng chắc khỏe là việc quan trọng giúp móng tay phục hồi lại sau quá trình làm nail, làm đẹp móng tay.

giai dap nhung bieu hien mong tay noi len dieu gi
Giải Đáp: Những Biểu Hiện Của Móng Tay Nói Lên Điều Gì ?

Những Sự Thật Về Móng Tay Có Thể Bạn Chưa Biết !

Cấu Tạo Thành Phần Móng Tay Từ Keratin

Keratin là một họ protein có cấu trúc dạng sợi, nó là thành phần cấu trúc quan trọng của tóc, móng tay và da người. Keratin giúp móng tay khỏe và tăng độ đàn hồi để bảo vệ móng tay khỏi những tác động bên ngoài. Ngoài ra, Keratin cũng là thành phần cấu tạo quan trọng của nhiều tuyến và các cơ quan nội tạng.

cau tao thanh phan mong tay Keratin

❶. Móng tay dài thêm 3.5 mm mỗi tháng: Độ dài móng tay sẽ phụ thuộc phần lớn vào lượng dinh dưỡng mà bạn tiêu thụ và cách bạn chăm sóc móng tay. Khác với móng tay, móng chân chỉ dài thêm 1.5 mm mỗi tháng.

❷. Móng tay đàn ông mọc nhanh hơn: Không những móng tay mà tóc của nam giới cũng mọc nhanh hơn phụ nữ. Tuy nhiên khi phụ nữ mang thai, tóc và móng tay của họ có thể mọc nhanh hơn đàn ông.

❸. Móng ở tay thuận sẽ mọc nhanh hơn: Như đã đề cập ở mục thứ 8 của bài viết, móng ở tay thuận sẽ mọc nhanh hơn tay còn lại bởi vì tay thuận của ta hoạt động nhiều hơn.

❹. Móng tay phát triển theo mùa: Tuy chưa có nhiều nghiên cứu cho rằng điều này chính xác nhưng người ta thấy rằng móng của chuột vào mùa đông sẽ chậm phát triển hơn mùa hè.

Xem Ngay: Cách Làm Móng Tay Nhanh Dài Cấp Tốc Và Đẹp Tại Nhà

Vì Sao Khi Cắt Móng Tay Lại Không Thấy Đau

Móng tay phát triển dưới lớp da của bạn và khi tế bào mới được sinh ra, nó sẽ đẩy tế bào cũ ra ngoài. Vì thế, lớp móng tay ngoài da mà bạn nhìn thấy là những tế bào đã chết. Đó cũng là lý do vì sao bạn không cảm thấy đau khi cắt móng tay.

vi sao cat mong tay khong thay dau

①. Cắn móng tay là biểu hiện của “thói quen” lo lắng: Cắn móng tay thường sẽ không gây ảnh hưởng gì lâu dài đến móng, tuy nhiên, nó là con đường trực tiếp đưa vi khuẩn vào cơ thể bạn.

②. Hãy để cho móng của bạn được “thở”: Để giữa cho móng được khỏe mạnh, chúng ta không nên sử dụng các loại nước sơn móng tay hoặc móng tay giả vì chúng có thể làm ức chế sự tăng trưởng của móng.

③. Các tai nạn ảnh hưởng đến móng: Những tai nạn về móng có thể sẽ làm cho móng chúng ta phát triển chậm lại và tạo ra những đường ngang trên móng hoặc nếu nặng hơn thì sẽ ngừng phát triển.

④. Chức năng của lớp biểu bì: Lớp da nhỏ ở gốc móng tay giúp ta bảo vệ móng mới mọc khỏi vi khuẩn khi nó phát triển qua da. Vì vậy, ta không nên cắt bỏ lớp da này vì như thế là loại bỏ hàng rào năng ngừa vi khuẩn.

Xem Tiếp: Cách Chăm Sóc Móng, Dưỡng Móng, Phục Hồi Móng Tay Sau Khi Làm Nail

Các Bệnh Về Móng Tay Ảnh Hưởng Đến Màu Sắc Móng

Cả móng tay lẫn móng chân đều chịu ảnh hưởng của sức khỏe tổng quát cơ thể. Thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến hình dạng, màu sắc, cấu trúc của móng và đưa ra các dấu hiệu cảnh báo một loại bệnh nào đó. Do vậy thông qua để ý, quan sát móng tay, móng chân người, ta có thể chẩn đoán sơ qua về tình trạng sức khỏe của mình.

cac benh ve mong tay anh huomg den mau sac mong tay

⓵. Móng tay màu vàng: Móng tay có màu vàng là biểu hiện của sự rối loạn gan, rối loạn bạch huyết hoặc do nhiễm nấm. Hoặc những người cao tuổi, người bị viêm phế quản kinh niên, người nghiện thuốc lá cũng có hiện tượng móng tay ngả màu vàng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, móng tay vàng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như bệnh tuyến giáp, tiểu đường, bệnh phổi hoặc vảy nến.

⓶. Móng tay màu trắng: Nếu móng tay có màu trắng nổi bật và viền sẫm màu, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp những vấn đề về gan như viêm gan, xơ gan.

⓷. Móng tay màu xanh: Móng tay hơi xanh có thể là do cơ thể bạn đang thiếu oxy, là biểu hiện của bệnh về phổi (như viêm phổi) và bệnh về tim, bệnh khí phế thũng. Trong một số trường hợp móng có màu xanh có thể do nhiễm độc kim loại đồng hoặc bạc.

⓸. Móng tay có nhiều đốm đen: Nếu dưới móng tay có những đường viền màu đen thì bạn nên điều tra căn nguyên càng sớm càng tốt. Đôi khi những vệt tối màu này là triệu chứng của khối u hắc tố ác tính – một dạng ung thư da nguy hiểm nhất.

⓹. Móng tay có những đốm trắng: Móng tay có các vệt trắng, đốm trắng trên móng có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm trong khẩu phần ăn. Thông thường nhu cầu kẽm hàng ngày của con người vào khoảng 15mg. Một số người mắc các bệnh liên quan đến gan và thận thì cũng thường có móng màu trắng.

⓺. Móng rạn nứt, đứt tách: Móng tay có bề mặt khô, dễ gãy, thường xuyên bị nứt tách có thể là triệu chứng của bệnh liên quan tuyến giáp. Móng nứt hoặc bị phân tách kèm theo có màu vàng thì nhiều khả năng là do bị nhiễm nấm.

⓻. Móng tay gập ghềnh: Nếu bề mặt móng tay xuất hiện vết gợn sóng, gập ghềnh thì đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp. Thông thường khi bị bệnh, móng sẽ đổi màu và da dưới móng có màu nâu đỏ.

⓼. Móng giòn, dễ gãy: Móng tay giòn và dễ gãy là kết quả của việc thiếu khoáng chất sắt. Thường móng tay rất nhạy cảm với sự suy giảm hồng cầu, thiếu sắt dẫn đến việc giòn dễ gãy. Mặt khác nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, chất hòa tan, sơn móng tay…cũng có thể khiến móng tay yếu đi, dễ gãy. Nếu bị mắc các bệnh về thận, bệnh nấm móng thì người bệnh cũng thường có dấu hiệu giòn, dễ tổn thương.

Dựa vào thói quen sinh hoạt, khẩu phần ăn và tiền sử bệnh lý mà móng tay, móng chân người có thể có những biểu hiện khác nhau. Đối với những dấu hiệu bất thường người bệnh cần trao đổi thêm với bác sĩ để chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác nhất.

Bạn Nên Biết Các Chức Năng Của Móng Tay Chân

1. Móng tay người có tác dụng gì ? Về cơ bản, móng tay, móng chân người có một số chức năng như sau:

2. Giúp con người hoạt động: Tương tự như móng vuốt ở động vật, móng tay hỗ trợ con người trong các hoạt động đào bới, leo trèo, cào, lấy đồ vật, gãi khi ngứa…

3. Bảo vệ chống lại chấn thương: Móng tay chân giữ vai trò như tấm bảo vệ giúp ngăn chặn tổn thương đến mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi.

4. Tăng cường cảm giác: Ở đầu các ngón tay và ngón chân có chứa các đầu dây thần kinh giúp truyền thông tin lên não bộ mỗi khi chạm vào vật gì đó. Khi đó móng hoạt động như một lực đối kháng, giúp làm tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, ngón chân.

5. Giữ ẩm và ngăn vi khuẩn: Lớp biểu bì của móng giúp lưu giữ độ ẩm và bảo vệ sự xâm nhập của các vi khuẩn ngoài môi trường vào cơ thể.

6. Tăng thêm vẻ đẹp: Cảnh báo các dấu hiệu bệnh tật của cơ thể khi cấu trúc của móng thay đổi.

7. Là vũ khí tự vệ: đi cùng với các hoạt động tấn công, cào cấu, xé khi cần thiết.

huong dan cham soc bao ve mong tay dung cach tai nha

Hướng Dẫn Sóc Bảo Vệ Móng Tay Chân Đúng Cách

✅ Cắt móng tay thường xuyên, không nên để móng quá dài.

✅ Sử dụng xà phòng để vệ sinh móng tay.

✅ Vệ sinh các dụng cụ làm móng trước khi sử dụng.

✅ Không nên cắn móng tay, nên sử dụng kềm cắt móng, bấm móng để cắt móng.

Ngoài ra, ăn uống đầy đủ cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ các hoạt động chất sừng có ở tóc, móng tay, móng chân. Bởi vậy, nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp cho móng tay, móng chân khỏe mạnh bạn nhé !

Nguồn Bài Viết: Kemduy.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *